Nền Đông y Việt Nam ra đời và tồn tại cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm Đông y đã đóng góp nhiều công sức trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho quân và dân để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
Nền Đông y Việt Nam ra đời và tồn tại cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm Đông y đã đóng góp nhiều công sức trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho quân và dân để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc.
Ngay sau khi đất nước được thành lập, Chủ tịch Hồ chi Minh giao cho Bộ nội vụ ra nghị định số 337 NĐ/ NV ngày 27 tháng 8 năm 1946 thành lập Hội Đông nam dược Việt Nam.
Đến ngày 3 tháng 6 năm 1957 khi miền Bắc hoàn toàn độc lập chính phủ lại giao cho Bộ nội vụ ra nghị định số 399/ NĐ – NV tái thành lập Hội Đông y Việt Nam.
Để không ngừng nâng cao khả năng phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, kế thừa, phát huy, phát triến Đông y, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Trong 50 năm tổ chức thực hiện các nghị quyết đại hội; Ban chuyên môn trung ương Hội Đông y đã không ngừng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn từ Trung ương đến các tỉnh thành phố trong cả nước, kế thừa, phát huy, phát triến Đông y, phát triển thêm nhiều hội viên mới, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân ở mọi miền của tổ quốc.
Về công tác bồi dưỡng, thừa kế, tu thư dịch thuật đã đạt được những kết quả chủ yếu như sau:
– Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chuyên sâu Đông y:
Ban chuyên môn Trung ương hội đã tổ chức nhiều kiếu hình bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng, từng thời kỳ nhằm đạt mục tiêu sớm nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất; tập trung vào các loại hình chính như sau:
– Bồi dưỡng chuyên môn theo các chuyên đề cho hệ thống máy cái đối tượng là các trưởng phó ban chuyên môn hoặc ban tuyên huấn tỉnh thành hội, sau khi học xong về tổ chức bồi dưỡng hàm thụ theo chuyên đề của Trung ương hội hướng dẫn cho cán bộ hội viên trong tỉnh, thành phố, đến năm 1968 đã tổ chức được 7 khóa hàm thụ cho trên 20. 000 hội viên.
– Bồi dưỡng chuyên môn theo kiểu kèm cặp, đồ đệ, đới đồ đệ của các thày thuốc giỏi, của các ông lang bà mế, kiểu hình này được thực hiện ở hầu hết các gia đình có uy tín hoặc tay nghề cao nổi tiếng một vùng, một khu vực.
– Bồi dưỡng chuyên môn theo các chuyên đề cho cán bộ hội viên đã có tay nghề để hiểu biết sâu thêm về từng chuyên khoa kể cả y và dược.
– Bồi dưỡng chuyên môn theo chương trình chuyên sâu của Trung ương hội, được thực hiện nhiều từ năm 2001 đến nay tại văn phòng Trung ương hội và một số tỉnh đăng cai như: Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Tây.
Cho đến nay Trung ương hội đã mở được 25 khóa Lương y chuyên sâu học liên tục 24 tháng cho trên 1100 học viên.
Đồng thời với Trung ương các tỉnh thành phố cũng tổ chức bồi dưỡng chuyên đề và một số lớp theo chương trình chuyên sâu của trung ương hội.
Ngoài ra Trung ương hội còn tổ chức bồi dưỡng Chuẩn hóa Lương y cho các đối tượng là cán bộ từ Chủ tịch quận, huyện, thị hội; Chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh thành hội và các vị đã là cán bộ lãnh đạo hội ở Trung ương hội qua các thời kỳ.
Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng, tu thư dịch thuật ở Trung ương hội từ năm 2001 đến nay Trung ương hội đã:
– Hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên sâu Đông y phổ biến thống nhất trong toàn quốc:
Hoàn thiện chương trình bồi dưỡng chuyên sâu Đông y với 15 chứng chỉ, cơ bản của Đông y bao gồm các học phần cơ sau:
– Lý luận cơ bản 6 học phần.
– Kinh dịch 4 học phần.
– Vận khí 2 học phần.
– Chẩn đoán học 4 học phần.
– Bệnh học Nội khoa gồm có:
Thời bệnh: Thương hàn luận 4 học phần và Ôn bệnh 4 học phần.
Tạp bệnh nội khoa 8 học phần.
– Bệnh học Ngoại khoa 4 học phần.
– Bệnh học Phụ khoa 4 học phần.
– Bệnh học Nhi khoa 6 học phần.
– Bệnh học các bệnh ngũ quan Đông y 6 học phần.
– Châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh 6 học phần.
– Dược vật 12 học phần.
– Bào chế Đông dược 6 học phần.
– Phương tễ học 10 học phần.
– Hán văn Đông y 8 học phần.
Trong chương trình còn bố trí một lượng thời gian tương đối phù hợp để giới thiệu các tư liệu kinh điển trong Đông y như: Nội kinh, Nạn kinh, Kim quĩ yếu lược, Linh khu Tố vấn, Nhân thân phú, Mạch Thái Tố, Đối chứng lập phương phú…
Đông thời còn bố trí một số thời gian để học một số cận lâm sàng, các xét nghiệm cơ bản, một số chứng trạng cấp cứu: Nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa của Y học hiện đại nhằm nhận biết được những vấn đề cần thiết trong chẩn đoán, giúp cho việc kết hợp chặt chẽ giữa Đông y với Tây y tốt hơn và nâng cao hiệu quả chữa bệnh, giảm bớt tai biến cho bệnh nhân.
– Hoàn thành tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu Đông y:
Đi đôi với chương trình bồi dưỡng chuyên sâu Đông y, Ban chuyên môn đã biên soạn bộ sách giáo khoa với đầy đủ các khoa của Đông y, phù hợp với chương trình đã phổ biến, như: Lý luận cơ bản, Chẩn đoán học, Bệnh học nội khoa, Bệnh học Ngoại khoa, Bệnh học Phụ khoa, Bệnh học Nhi khoa, Bệnh học ngũ quan, Phương tễ học, Hán văn Đông y, các bài thuốc cổ phương đặc hiệu, các phương pháp trị liệu của Đông y và các tài liệu phục vụ cho chương trình bồi dưỡng chuyen sâu từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố.
– Công tác đào tạo cán bộ ở các Học viện, các trường Đại học Y Dược, các trường trung học YHCT trong cả nước:
Cùng với công tác bồi dưỡng chuyên môn của Trung ương hội; Các cơ sở đào tạo như: Học viện YDHCT Việt Nam; Bốn khoa YHCT trường Đại học Y: Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Đại học dược Hà Nội và Học viện quân y; 8 bộ môn YHCT các trường Đại học y; đã đào tạo nhiều đối tượng theo hướng kết hợp YHHĐ và YHCT như: Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ, dược sỹ YHCT, Trung học YHCT.
– Công tác tu thư dịch thuật
Đã được ban chuyên môn Trung ương hội quan tâm tổ chức tu thư, dịch thuật, biên soạn từ các tư liệu kinh điển được nhiều tài liệu quí; Như Viện châm cứu Trung ương biên soạn quyển Mãng châm chữa bệnh; Viện châm cứu Trung ương biên soạn quyển Châm cứu cơ sở, nhà xuất bản Y học Hà nội đã xuất bản.
Bộ môn YHCT trường Đại học y Hà nội biên soạn Bài giảng Y học cổ truyền tập 1,2,3 làm tài liệu giảng dạy Bác sỹ YHCT.
Bộ môn YHCT trường Đại học Dược Hà nội biên soạn Bài giảng dược liệu và bào chế thuốc Y học cổ truyền làm tài liệu giảng dạy môn dược liệu YHCT.
Hội Đông y các tỉnh thành phố đã tổng kết các kinh nghiệm dân gian của ông lang bà mế biên soạn thành tài liệu của các địa phương hoặc dịch thuật một số tài liệu kinh điển; như: Hội YHCT Thành phố Hồ Chí Minh dịch 1 quyển Kim quỹ yếu lược tâm điển và dịch thuật bộ Hải thượng y tôn tâm lĩnh, Bút hoa y kính, nhà in tỉnh Tây Ninh phát hành; Hội YHCT tỉnh Thái Bình biên soạn quyển 2 đầu sách là: Thương hàn luận và Mạch chẩn YHCT, Nhà xuất bản Y học Hà Nội xuất bản; Hội YHCT Thành phố Huế, Hội YHCT Tỉnh Đồng Nai đã dịch thuật được một số sách đã được nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản, như: Hoàng hán y học, Huyết chứng luận…
Từ năm 2001 – đến nay: Trung ương Hội đã biên soạn 10 đầu sách phù hợp với chương trình bồi dưỡng chuyên sâu Đông y, nhà xuất bản Y học Hà nội đã xuất bản gồm: Chẩn đoán học Đông y, Bệnh học nội khoa Đông y, Bệnh học ngoại khoa Đông y, Bệnh học Phụ khoa Đông y, Bệnh học nhi khoa Đông y, Bệnh học ngũ quan Đông y, Phương tễ học, Các bài thuốc cổ phương đặc hiệu, Hán văn Đông y, Các phương pháp trị liêu của Đông y, đến nay các đầu sách đã tái bản nhiều lần đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chuyên sâu Đông y trong cả nước.
Ngoài các sách đã xuất bản trên; Ban chuyên môn đã hoàn thiện dịch thuật phần 1 của bộ Y tôn kim giám nội khoa và bộ Y học nhập môn sẽ xuất bản vào năm 2011 và 2012.
Năm 2006 Trung ương hội Đông y Việt Nam đã tổ chức xét duyệt lương y giỏi và những người có bài thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao lần thứ nhất đã xét duyệt được 24 Lương y giỏi và 9 người có bài thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao và đã tổ chức tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội.
Đến nay các tỉnh thành phố trong cả nước đã sưu tầm hơn 40.000 bài thuốc nam kinh nghiệm trong nhân dân, một số tỉnh thành phố đã in thành tài liệu của tỉnh đê phổ biến cho cán bộ hội viên áp dụng…
Đánh giá chung
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Hội Đông y Việt Nam qua các kỳ Đại hội; Trung ương Hội đã củng cố ban chuyên môn tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, kế thừa, phát huy, phát triển cả về số lượng và chuyên môn tay nghề cho đội ngũ cán bộ hội viên trong cả nước; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên sâu, đa dạng, bằng nhiều kiểu hình, đã bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ chuyên môn Đông y từ Trung ương đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng công việc của sự nghiệp Đông y cả nước.
– Phát triển thêm được nhiều hội viên mới, tăng cả số lượng và chất lượng.
– Kết hợp chặt chẽ giữa Đông y với Tây y trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện được các mục tiêu về chăm sóc y tế cho người dân ở mọi miền tổ quốc đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
– Công tác thừa kế bước đầu đã được gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học.
– Tổ chức xét duyệt lương y giỏi, những người có bài thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao đã tác động tích cực đến Đảng, chính quyền ở các địa phương; đã trở thành phong trào học tập, phấn đấu vươn lên rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở.
– Trung ương hội Đông y Việt Nam đã tổ chức các hội nghị nhân điển hình tiên tiến từ Tỉnh thành phố, Quận huyện thị, Xã phường đã thúc đẩy tích cực việc học tập nâng cao tay nghề, củng cố tổ chức hội vững mạnh từ cơ sở.
Tổ chức hội ngày càng lớn mạnh, làm tốt công tác kế thừa, phát huy, phát triến Đông y, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa Đông y với Tây y, cùng ngánh Y tế tăng cường chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực tới đời sống hàng ngày của nhân dân.
Để đáp ứng với nhu cầu hội nhập và phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ hội viên Đông y trong cả nước; Trung ương Hội đã chuyển đổi kịp thời các phương thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, trang bị kiến thức đi đôi với cập nhật kiến thức, kết hợp với thừa kế, nghiên cứu nên đã phát huy được thế mạnh của Đông y trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng với nhu cầu của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.